THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN

BÀI VIẾT MỚI

5 phút lời chúa - tháng 2/2024

 01/02/24 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN

Mc 6,7-13

 HÀNH TRANG NGƯỜI TÔNG ĐỒ

Đức Giê-su chỉ thị cho các [tông đồ] không được mang gì đi đường chỉ trừ cây gậy… (Mc 6,8)

Suy niệm: Các bộ tộc Eskimo thời xưa, khi chuẩn bị cuộc hành trình vượt ra khỏi vùng băng giá của sáu tháng mùa đông tại Bắc cực, phải hạn chế tối đa những đồ đạc cồng kềnh; chúng tuy cần thiết thật, nhưng cũng có thể làm cản trở, gây chậm trễ khiến họ không thể kịp đến vùng đất có nắng ấm của mặt trời. Liên hệ với kinh nghiệm đó, chúng ta hiểu được “chỉ thị” của Đức Giê-su khi sai các tông đồ đi rao giảng: Chỉ có cây gậy làm hành trang, ngoài ra “lương thực, tiền bạc, giầy dép, áo quần…”, những thứ đó, tuy rất cần thiết cho đời sống thường ngày, nhưng không phải là điều cốt lõi của sứ vụ tông đồ; trái lại điều họ phải có và phải làm là có Chúa ở với họ để họ loan báo Tin Mừng bình an và rao giảng Triều đại của Thiên Chúa đã đến gần. Một khi quá bị vướng bận hoặc cậy dựa vào của cải vật chất, thế lực trần gian, người tông đồ dễ dàng đánh mất ơn gọi và sứ mạng của mình.

Bạn Ki-tô hữu thân mến, khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, bạn được Chúa trao sứ mạng làm tông đồ. Nếu bạn chờ đến khi bạn rảnh rỗi hay có đủ phương tiện bạn mới lên đường, thì có thể suốt đời, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội đó. “Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt”. Chúa hối thúc bạn làm tông đồ ngay bây giờ và trong đời sống thường ngày bằng cách biến từng lời nói việc làm thành hành động loan báo Tin Mừng.

Sống Lời Chúa: Mỗi sáng thức dậy, bạn suy niệm một câu Lời Chúa và quyết tâm sống Lời đó trong ngày.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con biết từ bỏ những gì cản trở cho sứ mạng tông đồ để con luôn sẵn sàng lên đường loan báo Tin Mừng cho anh em.

 

Đèn lồng đỏ "XÂM NHẬP" vào Nhà thờ

 


Chào quý vị và các bạn trong buổi hôm nay! Hôm nay, chúng ta sẽ khám phá một phần của văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam thông qua một đối tượng đặc biệt - Đèn Lồng Đỏ.

Đèn Lồng Đỏ không chỉ là một đối tượng trang trí, mà còn là biểu tượng của niềm tin và tâm linh trong văn hóa Trung Quốc. Từ việc xâm nhập từ Trung Quốc, chúng ta có thể thấy rõ ý nghĩa của nó trong tín ngưỡng dân gian và nghệ thuật trang trí.

5 phút lời chúa - tháng 1/2024

 

01/01/24 THỨ HAI CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GS
Đức Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa
Ngày cầu cho hoà bình thế giới
Lc 2,16-21

 

GHI NHỚ VÀ SUY GẪM

Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. (Lc 2,19)

Suy niệm: “Những kỷ niệm ấy” đối với Đức Ma-ri-a cho đến lúc này là gì, nếu không phải là những điều kỳ diệu Mẹ đã đón nhận trong ngày thiên sứ truyền tin? Thế nhưng cũng từ đó, xảy đến biết bao sự cố phiền muộn và hiểm nguy nữa, trái ngược với những gì đáng mong đợi từ hồng ân được làm Mẹ Thiên Chúa. Thật vậy, “Con Đấng Tối Cao” sao lại lang thang vô gia cư ngay tại quê hương mình? “Ngai vàng vua Đa-vít” sao lại là máng cỏ hang lừa?!! Giờ đây, Mẹ lại nghe các người chăn chiên kể lại điều mà họ nghe thiên sứ “nói về Hài Nhi”: “Đấng Ki-tô, Đức Chúa” hiện thân nơi “một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2,12). Trước những sự kỳ diệu đan xen với nghịch cảnh ấy, Đức Ma-ri-a, là Mẹ Thiên Chúa, với tâm tình của người nữ tỳ khiêm tốn, chỉ biết “ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng”.

Mời Bạn: Như lời Thánh vịnh: “Kìa vực thẳm kêu gào vực thẳm” (Tv 41,8), thánh ý Chúa thật kỳ diệu khiến chúng ta chưa hiểu thấu mầu nhiệm này của Ngài thì những mầu nhiệm khác lại mở ra còn sâu thẳm hơn. Trong đời của bạn cũng diễn ra những điều rất đỗi bình thường nhưng lại chứa đựng biết bao diệu kỳ Chúa thực hiện nơi bạn. Bạn có thể khám phá và chiêm ngưỡng những mầu nhiệm ấy khi bạn bắt chước Mẹ Ma-ri-a “ghi nhớ những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng.”

Sống Lời Chúa: Bạn dành thời gian mỗi ngày để suy gẫm điều kỳ diệu Chúa làm nơi bạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, linh hồn con ngợi khen Chúa, vì Chúa đã thực hiện cho con biết bao điều cao cả. Amen.

Hợp xướng - NOEL MÙA HỒNG ÂN - Ngọc Linh pdf

ĐK: Noel, Noel! Mùa hồng ân tràn lan đất trời. Noel, Noel! Mùa cứu rỗi đến cho mọi người. Noel, Noel! Mùa sao sáng rực rỡ lên ngôi, mùa Giáng Thế tiếng hát tinh khôi, mùa xuân mới chứa chan niềm vui 
 1/ Vì Người đến, Người đến chia sớt đơn côi. Vì Người đến, Người đến dẫn lối lên trời. Nào vui lên hợp dâng muôn khúc tân ca. Mừng Người đến, Người đến sống giữa chúng ta 

 2/ Vì Người đến, Người đến gánh lấy thương đau. Vì Người đến, Người đến thắp sáng hy vọng. Nào vui lên trời đất chung tiếng ca vang, mừng Người đến sưởi ấm thế gian giá băng

HỢP XƯỚNG - CHÚA RA ĐỜI pdf

 


ĐK:
(Đêm thâu gió vi vu lùa trong sương gió âm u, lùa đêm đông) 
Lung linh ánh trăng sao bừng lấp lánh chiếu đêm đen màn sương mờ 
(Canh khuya nửa đêm trong chuồng bò cỏ rơm hôi hám, trong hang đá thấp hèn, một Hài Nhi (là) vừa giáng sinh). 
Canh khuya giữa nửa đêm trong chuồng bò cỏ rơm hôi hám. 
Đấng Cứu Tinh vừa hạ sinh. Chúa giáng sinh tong cảnh cơ hàn. 
Bêlem (Giữa đêm đông buồn) trong cánh đồng hoang (Gió lùa tăm tối) Bêlem (tuyết lạnh đìu hiu) là nơi Chúa ngự cô đơn.

1. Đêm nay đêm bình an, đêm nay đêm hồng phúc. Chúa giáng sinh cứu nhân loại, Chúa giáng sinh cứu nhân trần.

2. Đêm nay đất giao hòa trời bao la, tưng bừng hoan ca, không trung tiếng tung hô danh Thiên Chúa Ba Ngôi uy hùng.



5 phút lời chúa - tháng 12/2023

 01/12/23 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 24 TN

Lc 21,29-33

 

ĐỂ CHO “NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN”

“Khi thấy những điều ấy xảy đến, thì [anh em] hãy biết rằng Triều Đại của Thiên Chúa đã đến gần.” (Lc 21,31)

Suy niệm: Vào dịp cuối năm, người ta hay bàn tới những lời được cho là của các ‘nhà tiên tri’ về những diễn biến sắp xảy tới, đặc biệt về ‘ngày tận thế’. Lạ một điều là lời tiên báo về những biến cố ấy càng gây hoang mang lo sợ người ta lại càng tò mò thích nghe. Phúc Âm Lu-ca cho biết “những điều sẽ xảy đến” ấy báo trước ngày tận thế làm “người ta sợ hãi đến hồn xiêu phách lạc” (Lc 21,26). Nhưng đối với những môn đệ của Chúa, những biến cố đó không phải là lý do để kinh hoàng sợ hãi mà là dấu hiệu “Triều đại của Thiên Chúa đã đến gần” và Chúa Ki-tô sẽ trở lại trong vinh quang. Vì thế, họ vui mừng hy vọng, kiên vững sống công chính với tư thế “đứng thẳng và cất cao đầu lên” vì biết mình sắp được cứu chuộc (x. Lc 21,28).

Mời Bạn: Một khi quá đam mê những sự đời này, bạn sẽ sợ phải dứt bỏ chúng. Bạn sẽ càng sợ hãi hơn nữa khi thấy dấu chỉ Triều đại Thiên Chúa sắp đến nếu như bạn đang sống trong tư thế thù địch với Ngài. Ngược lại, khi bạn sống trong tình thân nghĩa thiết với Chúa, là xa lánh tội lỗi, luôn kết hiệp với Ngài, bạn sẽ được bình an và tràn đầy hy vọng khi Ngày của Chúa đến. Hơn nữa, mỗi khi bạn hành động theo Tin Mừng Chúa dạy, bạn đang góp phần làm cho thế giới này được tốt đẹp lên và như thế, Nước Chúa đã bắt đầu hiện diện trên trần gian này rồi.

Sống Lời Chúa: Tôi luôn xác tín sống theo lời thánh Phao-lô: “Phần anh em, hãy làm việc thiện không sờn lòng nản chí” (2Tx 3,13).

Cầu nguyện: Lạy Chúa là Cha chúng con, xin cho Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

 

Nguồn Gốc của Kinh Mân Côi

Trong tháng Đức Mẹ Mân Côi, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nguồn gốc và lịch sử hình thành của kinh Mân Côi và tràng hạt Mân Côi.



1. Nguồn gốc của Kinh Mân Côi

"Cám ơn Maria, Bà đã được ơn phúc; Chúa ở cùng Bà. Bà lạ thay hơn mọi người nữ, và Giêsu, hòa bình con Chúa, là trái tim của Bà. Santa Maria, Mẹ Thiên Chúa, cầu cho chúng con, kẻ có tội, lúc này và trong giờ lâm tử. Amen."

Kinh Kính Mừng là một phần quan trọng trong cuộc sống cầu nguyện, nền tảng cho sự tận hiến và lòng thành kính đối với Mẹ Maria. Được sử dụng hàng ngày, kinh này đem lại sự dễ đọc và nhớ, giúp tín hữu có thể kết nối với Mẹ Maria bất cứ lúc nào.

Phép lạ Đức Mẹ chữa lành tức khắc, y khoa không thể giải thích, cho một phụ nữ liệt giường ở Tiệp




Chúa Nhật 20 tháng 6, trung tâm hành hương Đức Mẹ Philippsdorf, tiếng Tiệp gọi là Poutní místo Filipov, đã mừng 30 năm mở cửa trở lại sau thời kỳ cộng sản.

Nhân dịp này Thụy Khanh xin gởi đến quý vị và anh chị em một vài nét về phép lạ Đức Mẹ chữa lành tức khắc cho một phụ nữ nằm liệt giường tại Tiệp. Đó chính là phép lạ đã dẫn đến việc xây dựng đền thánh Đức Mẹ Philippsdorf.

Trong suốt lịch sử, Giáo Hội rất thận trọng trong việc nhìn nhận các cuộc hiện ra. Lý do phải thận trọng là vì rất nhiều các cuộc hiện ra được đính kèm với các thông điệp. Có những thông điệp phù hợp với đức tin Công Giáo, hướng dẫn các tín hữu sống tốt lành, và làm thế nào để trở nên gần gũi hơn với Chúa Kitô. Nhưng cũng có cả các “thông điệp” đưa ra những điều kỳ quái trái nghịch với đức tin Công Giáo, những lời tiên tri về thời sau hết, sự trở lại trái đất của các vật thể lạ, một số điều rất điên rồ, nên Giáo Hội cần phải tìm hiểu xem những điều nào có thể trở thành một vấn đề đối với các tín hữu hoặc đi ngược lại đức tin và luân lý và thực hiện các điều chỉnh về mục vụ.

91 Phép lạ của Đức Mẹ Maria

 Thánh Alphonsô de Liguori ghi lại những truyện tích dưới đây về Trinh Nữ Maria và sự cầu bầu của Người (trích từ The Glories of Mary), do chính ngài là tác giả:



1. Một người đàn ông người Đức đã dấu tội. Một đằng ông không muốn xưng tội này, nhưng đằng khác ông lại không thể tiếp tục chịu nổi sự cắn rứt của lương tâm. Do đó, một ngày kia ông muốn trầm mình tự tử. Ngay lúc sắp sửa thực hiện ý định thì ông ngừng lại, khóc lóc xin Chúa tha cho mà không bắt ông phải xưng tội ấy ra.


Một đêm, khi đang ngủ thì bỗng có ai đánh thức: “Con phải đi xưng tội.” Ông ta đi đến nhà thờ, nhưng bỏ về. Đêm thứ hai, ông lại nghe ai thôi thúc như đêm trước. Khi đến nhà thờ, ông nghĩ thà chết còn hơn phải xưng cái tội ấy ra. Khi sắp sửa rời nhà thờ thì bỗng dưng ông có ý tưởng ghé qua tượng Mẹ Maria cầu nguyện. Trước khi qùy gối trước tượng Mẹ thì ông thấy thay đổi hoàn toàn. Đứng bật dậy, ông chạy tìm cha giải tội và khóc thảm thiết. Nhờ hổng ân của Mẹ Thiên Quốc, ông đã xưng hết các tội. Sau đó, ông cho biết là ông cảm thấy hạnh phúc như đã có trong tay tất cả kho tàng trên thế gian.

Phép lạ: Tượng Mẹ Maria khóc ra Máu, chữa khỏi bệnh nan y


 

Được tạo ra vào những năm 1960 bởi một người thợ chạm gỗ, bức tượng Đức Mẹ đồng trinh Maria đứng lặng yên nhiều năm trời trong nhà nguyện của một tu viện tại thị trấn Akita ở phía tây bắc Nhật Bản. Ngày nay, bức tượng và nhà nguyện nhỏ này trở nên nổi tiếng thế giới với sự hiển linh và khả năng chữa bệnh kỳ diệu của Đức Mẹ.

Bắt đầu vào năm 1973, bức tượng gỗ đặc rắn này đã nhỏ lệ, đổ mồ hôi, thậm chí chảy máu. Tượng thậm chí còn chữa trị cho một bà xơ bị điếc và một vị khách bị u não. Các nhà khoa học chưa thể đưa ra cách giải thích hợp lý cho điều này. Các chức sắc Công giáo đã công nhận tượng Đức Mẹ ở Akita là một phép màu, tuy rằng còn do dự.

34 CÂU CHUYỆN VỀ PHÉP LẠ CỦA MẸ MARIA


 34 CÂU CHUYỆN VỀ MẸ MARIA


1. NHẸ NHƯ BÔNG

Năm 1240 quân Mông cổ hung hãn tiến quân chiếm phá biên giới nước Nga, đối phá nhà thờ và làng mạc không tiếc tay. Nhà Dòng thánh Giacintô đang ở cũng bị uy hiếp nặng nề. Các thầy giục cha thánh Giacintô trốn thoát ngay kẻo nguy cho tính mạng. Thánh nhân bình tĩnh vào nhà nguyện lấy bình đựng Mình Thánh đem đi theo mình, khi ngang qua tượng Đức Mẹ, ngài thầm nghĩ: “Nếu để Mẹ ở lại thì thế nào quân giặc cũng xúc phạm tới, mà đem đi thì. . . nặng ơi là nặng, tượng Đức Mẹ bằng xi-măng to lớn, vì lòng mến yêu Đức Mẹ ngài nhất định đem tượng Mẹ đi theo và đến tận nơi giơ tay ôm choàng lấy tượng Mẹ ôm đi.


Ôi, quyền phép Mẹ vô song. Mẹ đã làm cho tượng trở nên nhẹ nhàng ôm đi như ôm một bó bông vậy. Thế là một bay bế Chúa một tay ẵm Đức Mẹ, Thánh Giacintô đã tiến qua quân giặc vô sự. Ra tới bờ sông, thuyền bè không có mà cứ tin vào Mẹ, thánh nhân bước trên mặt nước tiến về nhà dòng tại Cracôvie. Bấy giờ đặt tượng Mẹ xuống, pho tượng lại trở nên nặng như cũ.

MẶC ÁO ĐỨC BÀ ĐƯỢC MẸ CỨU ĐƯA VỀ THIÊN ĐÀNG NGÀY THỨ BẨY SAU KHI CHẾT


 

Đức Mẹ thương các linh hồn ở luyện ngục cách riêng. Người hiện đến cùng Đức Thánh Cha Gioan 22 và hứa rằng :

- Kẻ mặc áo Đức Bà và ăn ở cho phải đạo kẻ làm con cái Đức Bà khi còn sống, thì khi chết nếu phải xuống luyện ngục, Đức Bà sẽ xuống cứu lấy linh hồn ấy ngày thứ bảy sau khi chết.

Xưa chính ngày thứ bảy, có một nữ tu tên là Paula đang nguyện ngắm thì Chúa cho xem thấy luyện ngục mọi khi đang tối tăm mù mịt, mà hôm ấy sáng sủa lắm ; Bà lấy làm lạ và đang suy nghĩ xem sự ấy bởi đâu mà ra, thì thấy Đức Bà ngự xuống có muôn vàn thiên thần chầu chực, các thiên thần ấy vâng lệnh Đức Bà mà cứu lấy các linh hồn con cái người đem ra khỏi luyện ngục mà lên thiên đàng.
Ở Rôma ngày xưa có thói quen các bổn đạo cầm nến thắp sáng đi viếng các nhà thờ trong đêm hôm trước ngày lễ Đức Bà linh hồn và xác lên trời. Vậy năm ấy, có một bà sang trọng cũng đi viếng các nhà thờ với người ta.

PHÉP LẠ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC CHỮA LÀNH

 


Chứng từ do bà Geneviève Peifferttín hữu Công Giáo Pháp kể lại.

Hồi ấy là năm 1944 gia đình chúng tôi sống trong một nông trại. Bé Gioan, con trai đầu lòng của chúng tôi vừa được 9 tháng. Trông bé thật mũm mĩm dễ thương. Ai ai cũng muốn bồng muốn nựng. Một buổi chiều, tôi ngồi dọn thức ăn nơi nhà bếp, có bé Gioan nằm chơi bên cạnh. Trông thấy miếng bơ ngon, tôi cắt một miếng nhỏ và đút cho bé ăn. Nhưng tôi lại vô ý không nếm thử xem bơ ngon ra sao.

Thượng Hội đồng: 15 viên ngọc quý ẩn giấu trong Bản Tổng hợp

 


THƯỢNG HỘI ĐỒNG15 VIÊN NGỌC QUÝ ẨN GIẤU TRONG BẢN TỔNG HỢP

LmThomas Reese, SJ

WHĐ (11.11.2023) – Khi đề cập đến Thượng Hội đồng về hiệp hành, các phương tiện truyền thông phương Tây thường tập trung vào một số vấn đề nóng”, chẳng hạn như: phong chức cho phụ nữ, linh mục đã kết hôn, và chúc lành cho các cặp đồng tính,… Nhưng ẩn giấu trong Bản Tổng hợp dài 40 trang của phiên họp thứ nhất Đại hội Thượng Hội đồng 10. 2023 là một số viên ngọc quý đáng ngạc nhiên có thể dẫn đến một cuộc canh tân quan trọng trong Giáo hội.

1. Sự nhấn mạnh mới mẻ về sự tham gia của giáo dân. So với các Giáo hội Kitô khác, Giáo hội Công giáo có tính phẩm trật cao. Thượng Hội đồng này, đặc biệt là các cuộc đối thoại tại các cuộc họp bàn tròn, được cấu trúc để tiếng nói của giáo dân, trong đó có phụ nữ và giới trẻ, được lắng nghe và tôn trọng. Bản Tổng hợp cho biết, Lộ trình của Thượng Hội đồng được Đức Thánh Cha triệu tập bao gồm sự tham gia của tất cả những người đã lãnh Phép RửaChúng tôi tha thiết mong muốn điều này xảy ra và dấn thân biến nó thành hiện thực.

Thánh Vịnh 150 (149): Ca tụng Chúa đi

 Thánh Vịnh 150 (149):

Ca tụng Chúa đi

    (1) Ha-lê-lui-a!
    Ca tụng Chúa đi, trong đền thánh Chúa,
    ca tụng Người chốn cao thẳm uy linh.

     (2) Ca tụng Chúa vì công trình hùng vĩ,
    ca tụng Người lẫm liệt uy phong.

Thánh Vịnh 149 (148): Các tín hữu ca khúc khải hoàn

 Thánh Vịnh 149 (148):

Các tín hữu ca khúc khải hoàn

    (1) Ha-lê-lui-a!
    Hát lên mừng CHÚA một bài ca mới,
    ngợi khen Người trong cộng đoàn những kẻ hiếu trung!

     (2) Hỡi Ít-ra-en, nào hoan hỷ,
    vì có Chúa là Ðấng tạo thành ngươi.
    Con cái Xi-on, hãy nhảy mừng,
    vì được Chúa làm Vua hiển trị.

Thánh Vịnh 148 (147): Kêu mời toàn thể tạo thành chúc tụng ÐỨC CHÚA

 Thánh Vịnh 148 (147):

Kêu mời toàn thể tạo thành
chúc tụng ÐỨC CHÚA

    (1) Ha-lê-lui-a!
    Ca tụng CHÚA đi, tự cõi trời thăm thẳm,
    ca tụng Người, trên chốn cao xanh.

     (2) Ca tụng Chúa đi, mọi sứ thần của Chúa,
    ca tụng Người, hỡi toàn thể thiên binh!

Thánh Vịnh 147 (146): Ca tụng ÐỨC CHÚA là Ðấng Toàn Năng

 Thánh Vịnh 147 (146):

Ca tụng ÐỨC CHÚA
là Ðấng Toàn Năng

    (1) Ha-lê-lui-a!
    Hãy ca tụng CHÚA đi!
    Ðàn hát mừng Thiên Chúa chúng ta, thú vị dường nào!
    Ðược tán tụng Người, thoả tình biết mấy!

     (2) CHÚA là Ðấng xây dựng lại Giê-ru-sa-lem,
    quy tụ dân Ít-ra-en tản lạc về.

Thánh Vịnh 146 (145): Phúc thay người trông cậy Chúa

 Thánh Vịnh 146 (145):

Phúc thay người trông cậy Chúa

    (1) Ha-lê-lui-a!
    Ca tụng CHÚA đi, hồn tôi hỡi!

     (2) Suốt cuộc đời, tôi xin hát mừng CHÚA,
    sống bao lâu, nguyện đàn ca kính Chúa Trời.

Thánh Vịnh 145 (144): Ca ngợi ÐỨC CHÚA là Vua

 Thánh Vịnh 145 (144):

Ca ngợi ÐỨC CHÚA là Vua

(1) Ngợi khen. Của vua Ða-vít.
 
 
    A-lép

     Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con,
    con nguyện tán dương Chúa
    và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.

     Bết

     (2) Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa
    và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời.

Thánh Vịnh 144 (143): Xin được chiến thắng và hưởng cảnh thịnh vượng

 Thánh Vịnh 144 (143):

Xin được chiến thắng
và hưởng cảnh thịnh vượng

(1) Của vua Ða-vít.
 
 
    Chúc tụng CHÚA là núi đá cho tôi nương ẩn,
    là Ðấng dạy tôi nên người thiện chiến,
    luyện thành tay võ nghệ cao cường.

     (2) Chúa là đồng minh, là đồn luỹ che chở,
    là thành trì bảo vệ, là Ðấng giải thoát tôi.
    Chúa là khiên mộc cho tôi ẩn núp,
    Người bắt chư dân quy phục quyền tôi.

Thánh Vịnh 143 (142): Lời cầu xin lúc gặp hiểm nguy

 Thánh Vịnh 143 (142):

Lời cầu xin lúc gặp hiểm nguy

(1) Thánh vịnh. Của vua Ða-vít.
 
 
    Lạy CHÚA, xin nghe lời con khẩn nguyện,
    lắng nghe con nài van, bởi Ngài thành tín,
    đáp lại lời con, vì Ngài công minh.

     (2) xin chớ đòi tôi tớ ra xét xử, vì trước thánh nhan Ngài
    chẳng có người nào là công chính.

Thánh Vịnh 142 (141): ÐỨC CHÚA là nơi tôi trú ẩn

 Thánh Vịnh 142 (141):

ÐỨC CHÚA là nơi tôi trú ẩn

(1) Thi khúc. Của vua Ða-vít. Khi vua Ða-vít ở trong hang. Cầu nguyện.
 
 
    (2) Tôi lớn tiếng kêu gào lên CHÚA,
    tôi lớn tiếng cầu khẩn CHÚA thương,

Thánh Vịnh 141 (140): Lời cầu cho khỏi bị lôi kéo làm điều ác

 Thánh Vịnh 141 (140):

Lời cầu
cho khỏi bị lôi kéo làm điều ác

(1) Thánh vịnh. Của vua Ða-vít.
 
 
    Lạy CHÚA, con kêu lên cùng Chúa,
    xin Ngài mau đến phù trợ con.
    Xin lắng nghe lời con, khi con kêu lên Ngài.

     (2) Ước chi lời con nguyện
    như hương trầm bay toả trước Thánh Nhan,
    và tay con giơ lên
    được chấp nhận như của lễ ban chiều.

Thánh Vịnh 140 (139): ÐỨC CHÚA là Ðấng bảo vệ người khốn khổ khó nghèo

 Thánh Vịnh 140 (139):

ÐỨC CHÚA là Ðấng bảo vệ
người khốn khổ khó nghèo

(1) Phần nhạc trưởng. Thánh vịnh. Của vua Ða-vít.
 
 
    (2) Lạy CHÚA, xin cứu con khỏi người gian ác,
    giữ gìn con khỏi kẻ bạo tàn.

Thánh Vịnh 139 (138): ÐỨC CHÚA ở khắp mọi nơi biết hết mọi sự

 Thánh Vịnh 139 (138):

ÐỨC CHÚA ở khắp mọi nơi
biết hết mọi sự

(1) Phần nhạc trưởng. Của vua Ða-vít. Thánh vịnh.
 
 
    Lạy CHÚA, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ,

     (2) biết cả khi con đứng con ngồi.
    Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa,

Thánh Vịnh 138 (137): Lời cảm tạ

 Thánh Vịnh 138 (137):

Lời cảm tạ

(1) Của vua Ða-vít.
 
 
    Lạy Chúa, con hết lòng cảm tạ,
    Ngài đã nghe lời miệng con xin.
    Giữa chư vị thiên thần, xin đàn ca kính Chúa,

     (2) hướng về đền thánh, con phủ phục tôn thờ.
    Xin cảm tạ danh Chúa,
    vì Ngài vẫn thành tín yêu thương,
    đã đề cao danh thánh và lời hứa của Ngài
    trên tất cả mọi sự.

Thánh Vịnh 137 (136): Trên bờ sông Ba-by-lon

 Thánh Vịnh 137 (136):

Trên bờ sông Ba-by-lon

    (1) Bờ sông Ba-by-lon, ta ra ngồi nức nở mà tưởng nhớ Xi-on;

     (2) trên những cành dương liễu, ta tạm gác cây đàn.

Thánh Vịnh 136 (135): Tạ ơn Thiên Chúa

 Thánh Vịnh 136 (135):

Tạ ơn Thiên Chúa

    (1) Hãy tạ ơn CHÚA vì Chúa nhân từ,
    muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

     (2) Hãy tạ ơn Thần các thần,
    muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

Thánh Vịnh 135 (134): Ca tụng Chúa đã thực hiện bao kỳ công

 Thánh Vịnh 135 (134):

Ca tụng Chúa đã thực hiện bao kỳ công

    (1) Ha-lê-lui-a.
    Nào ca tụng danh thánh CHÚA đi,
    ca tụng Người, hỡi tôi tớ CHÚA

     (2) đang ứng trực trong cung điện Người,
    tại khuôn viên đền Thiên Chúa chúng ta!

Thánh Vịnh 134 (133): Kinh đêm trong Ðền Thánh

 Thánh Vịnh 134 (133):

Kinh đêm trong Ðền Thánh

(1) Ca khúc lên Ðền.
 
 
    Hỡi tất cả những người tôi tớ CHÚA
    ứng trực suốt đêm trong thánh điện, nào chúc tụng CHÚA đi!

     (2) Hãy giơ tay hướng về cung thánh
    mà dâng lên lời chúc tụng Người.

Thánh Vịnh 133 (132): Anh em thuận hoà thì tốt đẹp biết bao

 Thánh Vịnh 133 (132):

Anh em thuận hoà thì tốt đẹp biết bao

(1) Ca khúc lên Ðền. Của vua Ða-vít
 
 
    Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay,
    anh em được sống vui vầy bên nhau,

     (2) như dầu quý đổ trên đầu
    xuống râu xuống cổ áo chầu A-ha-ron,

Thánh Vịnh 132 (131): Lời Chúa hứa cùng nhà Ða-vít

 Thánh Vịnh 132 (131):

Lời Chúa hứa cùng nhà Ða-vít

(1) Ca khúc lên Ðền.
 
 
    Lạy CHÚA, xin Ngài nhớ đến vua Ða-vít
    và mọi công lao vất vả của người:

     (2) chính người đã đoan thệ cùng ÐỨC CHÚA,
    đã khấn hứa cùng Ðấng Toàn Năng của Gia-cóp rằng:

Thánh Vịnh 131 (130): Như trẻ thơ đặt hết niềm tin nơi Chúa

 Thánh Vịnh 131 (130):

Như trẻ thơ
đặt hết niềm tin nơi Chúa

(1) Ca khúc lên Ðền. Của vua Ða-vít.
 
 
    Lòng con chẳng dám tự cao,
    mắt con chẳng dám tự hào, CHÚA ơi!
    Ðường cao vọng, chẳng đời nào bước,
    việc diệu kỳ vượt sức, chẳng cầu;

     (2) hồn con, con vẫn trước sau
    giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình.
    Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ,
    trong con, hồn lặng lẽ an vui.

Thánh Vịnh 130 (129): Tiếng kêu từ vực thẳm

 Thánh Vịnh 130 (129):

Tiếng kêu từ vực thẳm

(1) Ca khúc lên Ðền.
 
 
    Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy CHÚA,

     (2) muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con.
    Dám xin Ngài lắng tai để ý
    Nghe lời con tha thiết nguyện cầu.

Thánh Vịnh 129 (128): Bị hà hiếp dân Chúa vẫn một niềm tin tưởng

 Thánh Vịnh 129 (128):

Bị hà hiếp
dân Chúa vẫn một niềm tin tưởng

(1) Ca khúc lên Ðền.
 
 
    Từ lúc tôi còn trẻ, chúng hà hiếp tôi nhiều,
    Ít-ra-en hãy nói lên điều đó.

     (2) Từ lúc tôi còn trẻ, chúng hà hiếp tôi nhiều,
    nhưng đã không hề thắng được tôi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT NỔI BẬT