TRỰC TIẾP

THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B | 17:30 NGÀY 5-5-2024 | TRUNG TÂM MỤC VỤ TGPSG

XIN GIÚP XÂY DỰNG NHÀ THỜ

* Xin giúp xây dựng nhà thờ Họ đạo Chợ Lách - Giáo phận Vĩnh Long
* Xin giúp xây dựng nhà thờ Bảo Thạnh - Giáo phận Vĩnh Long

BÀI VIẾT MỚI

Hiện tượng Lửa Thánh tại Mộ Chúa ở Giêrusalem năm 2024



Hiện tượng Lửa Thánh tại Mộ Chúa ở Giêrusalem sẽ diễn ra vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, 27 tháng 4 năm 2024, đúng như truyền thống Chính Thống Giáo.

Sự kiện này được xem như một phép lạ, biểu tượng cho sự hy sinh và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Lửa Thánh được trao cho các tín hữu Chính Thống Giáo trên khắp thế giới như một lời chúc bình an và hy vọng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh tại Ukraine, số lượng tín hữu Nga tham dự nghi thức đón Lửa Thánh năm nay giảm đáng kể so với trước đây.

Lửa Thánh là một biểu tượng quan trọng đối với người Chính Thống Giáo, và sự kiện này luôn thu hút sự chú ý của đông đảo tín hữu trên toàn thế giới.

Mộ Chân Phước Carlo Acutis Mở Cửa Cho Tín Hữu Kính Viếng: Được Tín Đồ Đến Assisi Chứng Kiến Thi Hài Chân Phước Trẻ Tuổi


 

Mộ của Chân Phước Carlo Acutis đã được mở ra một lần nữa cho công chúng vào ngày 1/6/2022 tại Assisi, Ý, theo thông báo từ Đức Tổng Giám Mục Domenico Sorrentino của Giáo phận Assisi. Quyết định này cho phép tín hữu có cơ hội kính viếng và nhìn thấy thi hài của Chân Phước Acutis, một nhân vật nổi tiếng với lòng sùng kính sâu sắc đối với Thánh Thể và khả năng mã hóa máy tính, trước khi qua đời vì bệnh bạch cầu vào năm 2006 khi mới 15 tuổi.

Với việc Ý dỡ bỏ các hạn chế đi lại liên quan đến đại dịch, nhiều du khách và tín hữu từ khắp nơi trên thế giới đang tìm đến Assisi để có cơ hội hiếm hoi thăm viếng mộ của Chân Phước Acutis. Đức Tổng Giám Mục Sorrentino thể hiện hy vọng rằng những người đến đây sẽ trải qua một trải nghiệm sâu sắc về đức tin và ánh sáng của Phúc Âm.

5 phút lời chúa - tháng 5/2024

 


01/05/24 thứ tư đầu tháng tuần 5 ps
Th. Giu-se Thợ
Mt 13,54-58

 

con bác thợ giu-se

“Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? Ông không phải là con bác thợ sao?” (Mt 13,54-55)

Suy niệm: ‘Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa’. Trong một xã hội coi lý lịch là yếu tố tối quan trọng trong việc xác định vị thế của một người, thì  con người tên Giê-su, con bác thợ Giu-se, đồng hương với họ, mãi mãi vẫn sẽ là một bác thợ quèn, sao dám chơi trội lên hàng thượng lưu, trí thức? Bởi thế những lời giảng dạy khôn ngoan, những phép lạ diệu kỳ của Đức Giê-su lại trở thành một hiện tượng gây sốc, một cớ vấp phạm đối với họ. Nhưng điều thế gian cho là điên dại, yếu kém thì Thiên Chúa lại dùng để tỏ rõ sự khôn ngoan và sức mạnh của Ngài (x. 1Cr 1,17-25). Quả vậy, Đức Giê-su, Con Thiên Chúa nhập thể, kế thừa danh hiệu “con bác thợ” từ thánh cả Giu-se, chẳng những để chia sẻ cuộc sống với những người hèn mọn nhất trong xã hội, mà còn để phục hồi sứ mạng của nhân loại lao động để “thống trị trái đất” (St 1,28). Và qua bàn tay lao động của Ngài, nhất là khi “Giê-su, con bác thợ” chịu đóng đinh trên cây gỗ, những việc lao công hèn mọn nhất cũng có giá trị thánh hoá và đem lại ơn cứu rỗi.

Mời Bạn: Bạn thật diễm phúc vì dù bạn là người có địa vị, hoặc chỉ là một người vô danh hèn mọn, những công việc phục vụ âm thầm, nhỏ bé của bạn cũng được thánh hoá và có giá trị vô song khi bạn hành động cùng với Đức Giê-su Ki-tô và trong tinh thần hiến thân của Ngài.

Sống Lời Chúa: Mỗi khi tham dự thánh lễ, bạn dâng lên Chúa những việc phục vụ và bổn phận hằng ngày của bạn kết hợp với hy lễ của Chúa Ki-tô.

Cầu nguyện:  Lạy Chúa, xin cho con biết yêu quý những gì hèn mọn, để nên giống Chúa hơn. Amen. (x. Rm 12,16)

Hiện tượng lửa thánh lạ lùng tại Mộ Chúa ở Giêrusalem

 


Hiện tượng Lửa Thánh tại Mộ Chúa ở Giêrusalem là một nghi lễ truyền thống được thực hiện vào ngày Thứ Bảy Tuần Thánh theo lịch Chính Thống Giáo. Theo truyền thống, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Giêrusalem sẽ nhận được Lửa Thánh từ trời xuống bên trong ngôi mộ Chúa.

Lễ nghi Lửa Thánh diễn ra như sau:

  • Lục soát: Vào lúc 10 giờ sáng, cảnh sát Do Thái sẽ lục soát Edicule, là ngôi đền nhỏ bên trong đền thờ Thánh Mộ, bao bọc khu hầm mộ Chúa, để đảm bảo rằng bên trong không có vật dụng gì có thể tạo ra lửa.
  • Niêm phong: Đúng 11 giờ, thanh tra cảnh sát Do Thái sẽ niêm phong Edicule.
  • Cầu nguyện: Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp sẽ tiến vào Edicule và cầu nguyện.
  • Hiện tượng Lửa Thánh: Sau một thời gian, Lửa Thánh sẽ xuất hiện từ trong bóng tối, được Đức Thượng Phụ truyền cho các tín đồ.

17 điều mọi người Công Giáo nên biết về Carlo Acutis


“Tôi hạnh phúc được chết vì tôi đã sống mà không lãng phí một phút nào cho những việc không đẹp lòng Chúa”. (Carlo Acutis)

Khi lễ phong chân phước cho Đấng đáng kính Carlo Acutis vào ngày 10-10-2020 đang đến gần, ta cần biết một số sự kiện và chi tiết thú vị về người trẻ sắp được phong thánh này. Là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người, bao gồm cả trẻ nhỏ và thiếu niên, Carlo đã qua đời khi là một cậu bé ở tuổi 15 sau khi chiến đấu với bệnh bạch cầu. Ước gì tất cả chúng ta cũng phấn đấu để trở thành thánh và học hỏi từ gương sáng của Carlo!



37 phép lạ của Chúa Giêsu được viết trong Tân Ước



Phép lạ Tân Ước về Chúa Giê Su Ki Tô theo Trình tự thời gian

Trong chức vụ trần thế của mình, Chúa Giê Su Ky Tô đã chạm và biến đổi vô số mạng sống. Giống như các sự kiện khác trong đời sống của Chúa Giêsu, các phép lạ của ông được các nhân chứng chứng minh. Bốn Tin Mừng ghi lại 37 phép lạ của Chúa Giêsu, với Tin Mừng của Mark ghi lại nhiều nhất.

Những tài khoản này chỉ đại diện cho một số lượng nhỏ những người đã được Đấng Cứu Rỗi làm cho toàn thể chúng ta. Câu kết thúc của Tin Mừng Gioan giải thích:

"Chúa Jêsus đã làm nhiều việc khác nữa. Nếu mỗi người trong số họ được viết xuống, tôi cho rằng cả thế giới sẽ không có chỗ cho những cuốn sách được viết ra." (Giăng 21:25, NIV )

Bài suy niệm Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha soạn

Bài suy niệm Đàng Thánh Giá truyền thống vào tối thứ Sáu Tuần Thánh tại Đấu trường Colosseo do chính Đức Thánh Cha soạn.


Chặng I: Phi-la-tô Kết Án Chúa Giêsu

Bấy giờ vị thượng tế đứng lên giữa hội đồng hỏi Đức Giê-su: “Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người này tố cáo ông gì đó?”  Nhưng Đức Giê-su vẫn làm thinh, không đáp một tiếng […]. Ông Phi-la-tô lại hỏi Người: “Ông không trả lời gì sao? Nghe kìa, họ tố cáo ông biết bao nhiêu tội!” Nhưng Đức Giê-su không trả lời gì nữa, khiến ông Phi-la-tô phải ngạc nhiên (Mc 14,60-61;15,4-5).

ĐTC Phanxicô chủ sự Thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân nữ tại nhà tù Rebibbia

 


Vào lúc 4 giờ chiều thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28/4/2024, Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Thánh lễ Tiệc ly tại nhà tù Rebibbia ở mạn đông Roma với các tù nhân và nhân viên nhà tù. Ngài đã rửa chân cho 12 tù nhân nữ.

Kinh Cầu nguyện với Thánh Antôn Pađua khi mất Tiền, Đồ vật ...




Thánh Antôn Pađua chắc chắn là vị thánh được tôn kính nhiều nhất thế giới, nhưng bạn có biết vì sao không?

Chắc chắn sự tôn kính này có từ nguồn gốc bình dân, nhưng cũng phải tìm nguồn gốc “Nếu bạn tìm một phép lạ” (Si quaeris miracula) thường có tên quen thuộc là “Sequeri”, một trong các kinh cầu nguyện được phổ biến nhất và được đọc nhiều nhất thế giới.

Ngày 19/03/2024 THÁNH GIUSE, NGƯỜI CÔNG CHÍNH - Mt 1,16.18-21.24a

 


Nhân dịp kỷ niệm ngày lễ trọng thể để tôn vinh Thánh Cả Giuse, bài Tin Mừng ngày hôm nay đưa ra một cái nhìn sâu sắc về tinh thần mà Thánh Cả đã thể hiện khi chấp nhận và tuân theo ý của Thiên Chúa thông qua lời dạy của sứ thần và sự chấp nhận Mẹ Maria vào cuộc sống của mình.

Tin Mừng trình bày về sự công chính của Thánh Giuse, đặc biệt là trong việc quyết định không tố cáo Mẹ Maria khi phát hiện bà có thai trước khi họ sống cùng nhau (x. Mt 1,19). Vậy, khái niệm "công chính" trong ngữ cảnh của Thánh Giuse nên được hiểu như thế nào?

5 phút lời chúa - tháng 4/2024

01/04/24 Thứ Hai Tuần Bát Nhật PS


Mt 28,8-15

điểm hẹn ga-li-lê

“Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.” (Mt 28,10)

Suy niệm: Bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na và các chị em gặp Chúa Giê-su Phục sinh ngay tại khu vườn nơi đã an táng Ngài, các tông đồ và các môn đệ gặp Ngài hiện đến trong căn phòng đóng kín, còn hai môn đệ làng Em-mau thì gặp Chúa trên con đường về quê…, nhưng tất cả những nơi ấy không phải là nơi mà Đấng Phục sinh hẹn gặp. Chính Ga-li-lê mới là địa điểm mà Đức Ki-tô Phục sinh hẹn gặp những người “anh em của Chúa”. Chỉ ở trong căn phòng đóng kín hàn huyên với nhau về niềm vui gặp Chúa phục sinh, như thế là chưa đủ. Vừa trỗi dậy từ cõi chết, Ngài đã lập tức đi trước các ông đến nơi mà Ngài đã cùng với họ rong ruổi suốt ba năm trời để loan báo Nước Trời; công cuộc đó, Ngài đã hoàn tất trên thập giá và bây giờ tới lượt họ, họ sẽ được sai đi để “làm cho muôn dân cũng trở thành môn đệ” để qui tụ họ thành Dân mới trong Nước Trời.

Mời Bạn: Điểm hẹn Ga-li-lê mà Chúa Ki-tô phục sinh mời gọi bạn và tôi đến chính là môi trường sống hằng ngày của chúng ta. Đó chính là ‘nơi’ mà chúng ta, những môn đệ của Ngài, được sai đi để làm cho muôn dân cũng trở thành môn đệ. Bạn và tôi sẽ hiện thực hy tế thập giá ban ơn cứu độ của Đức Ki-tô bằng cách nào nếu không phải là bằng chính đời sống hiến thân phục vụ của mình?

Sống Lời Chúa: Điểm hẹn hằng ngày của bạn là gặp Chúa Ki-tô nơi bí tích Thánh Thể và gặp gỡ phục vụ tha nhân.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Ki-tô, Đấng phục sinh, xin cho con trung thành tìm gặp Chúa trong bí tích Thánh Thể, và trong việc phục vụ tha nhân, để con có thể mời gọi nhiều người đến gặp Chúa!

 

5 phút lời chúa - tháng 3/2024

01/03/24 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 2 MC

Mt 21,33-43.45-46

 

THIÊN CHÚA VÀ NƯỚC CỦA NGÀI

“Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!” (Mt 21,38)

 

Suy niệm: Bọn tá điền này thật quá quắt đến độ được ông chủ giao cho việc coi sóc vườn nho, nhưng lại muốn chiếm đoạt vườn nho khi hành hung, giết hại những người chủ sai đến, thậm chí giết luôn đứa con thừa tự của ông. Sự hung ác của bọn tá điền thật quá đáng đến độ tưởng như không có trong thực tế, thế nhưng đó lại là điều Chúa Giê-su muốn ám chỉ đến các thượng tế và Pha-ri-sêu – mà họ cũng hiểu như thế. Và vì hiểu như thế nên họ đã rắp tâm giết hại luôn “đứa con thừa tự” là chính Đức Giê-su, Con Thiên Chúa bởi vì họ quá biết rằng “ông chủ vườn nho” sẽ kíp loại trừ họ mà trao vườn nho cho người khác.

 

Mời Bạn: “Vườn nho” đó chính là hình ảnh của Nước Thiên Chúa, nơi qui tụ mọi người tin vào Đức Giê-su Ki-tô để được cứu độ nhờ Danh Ngài. Nước Chúa đã khởi đầu và sẽ hoàn tất trong ngày cánh chung mà Giáo Hội trên trần gian chính là dấu chỉ hữu hình của Nước đó. Mỗi Ki-tô hữu vừa là thành phần trong vườn nho của Chúa vừa được đặt làm người chăm sóc vườn nho đó. Hẳn là sai lầm khi chúng ta nói mình đang phục vụ Nước Thiên Chúa mà lại hành động như “những tá điền chiếm đoạt vườn nho” và “giết hại” những sứ giả Chúa sai đến. Chúa còn mời gọi chúng ta làm việc trong vườn nho của Ngài không phải như người làm thuê mà là như người con thảo đi làm vườn nho cho cha mình.

 

Sống Lời Chúa: Cầu nguyện đặc biệt cho những vị chủ chăn của bạn.

 

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con ý thức sứ mạng của mình trong Giáo Hội để chúng con tham gia xây dựng Giáo Hội Chúa với tinh thần trách nhiệm và trong tình hiệp nhất yêu thương.

 

SÁCH ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP

 Kinh Nguyện Gia Đình

SÁCH ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP



I.- KINH MỞ ĐẦU
2. KINH CẦU ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP (Đọc)
3. KINH CẦU ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP (Hát)
4. KINH XIN ƠN BỀN ĐỖ
5. TUẦN CỬU NHẬT Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
6. KINH CUỐI CÙNG
7. Bài Hát:

 

1.- KINH MỞ ĐẦU

Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp,/ Mẹ đầy lòng nhân lành khuyên mời chúng con,/ thì chúng con hết lòng trìu mến vâng lời chạy đến cùng Mẹ./ Nay chúng con sấp mình trước ảnh thánh Mẹ và rập tiếng xưng rằng:/ “Chúng con tin cậy và kính yêu Mẹ”.
Chúng con hớn hở vui mừng cao rao phép tắc và lòng nhân từ của Mẹ./ Chúng con hết lòng đội ơn Mẹ,/ vì những ơn Mẹ đã ban cho chúng con,/ và chúng con cả lòng dám khẩn cầu xin Mẹ ban cho chúng con những ơn khác nữa./  Chúng con đã biết lòng Mẹ nhân lành,/ hằng cảm động khi thấy chúng con mắc phải gian nan./  Mẹ hằng sẵn lòng mà cứu giúp chúng con./ Mẹ hằng lắng tai nghe lời chúng con kêu cầu cùng Mẹ.

5 phút lời chúa - tháng 2/2024

 01/02/24 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN

Mc 6,7-13

 HÀNH TRANG NGƯỜI TÔNG ĐỒ

Đức Giê-su chỉ thị cho các [tông đồ] không được mang gì đi đường chỉ trừ cây gậy… (Mc 6,8)

Suy niệm: Các bộ tộc Eskimo thời xưa, khi chuẩn bị cuộc hành trình vượt ra khỏi vùng băng giá của sáu tháng mùa đông tại Bắc cực, phải hạn chế tối đa những đồ đạc cồng kềnh; chúng tuy cần thiết thật, nhưng cũng có thể làm cản trở, gây chậm trễ khiến họ không thể kịp đến vùng đất có nắng ấm của mặt trời. Liên hệ với kinh nghiệm đó, chúng ta hiểu được “chỉ thị” của Đức Giê-su khi sai các tông đồ đi rao giảng: Chỉ có cây gậy làm hành trang, ngoài ra “lương thực, tiền bạc, giầy dép, áo quần…”, những thứ đó, tuy rất cần thiết cho đời sống thường ngày, nhưng không phải là điều cốt lõi của sứ vụ tông đồ; trái lại điều họ phải có và phải làm là có Chúa ở với họ để họ loan báo Tin Mừng bình an và rao giảng Triều đại của Thiên Chúa đã đến gần. Một khi quá bị vướng bận hoặc cậy dựa vào của cải vật chất, thế lực trần gian, người tông đồ dễ dàng đánh mất ơn gọi và sứ mạng của mình.

Bạn Ki-tô hữu thân mến, khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, bạn được Chúa trao sứ mạng làm tông đồ. Nếu bạn chờ đến khi bạn rảnh rỗi hay có đủ phương tiện bạn mới lên đường, thì có thể suốt đời, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội đó. “Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt”. Chúa hối thúc bạn làm tông đồ ngay bây giờ và trong đời sống thường ngày bằng cách biến từng lời nói việc làm thành hành động loan báo Tin Mừng.

Sống Lời Chúa: Mỗi sáng thức dậy, bạn suy niệm một câu Lời Chúa và quyết tâm sống Lời đó trong ngày.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con biết từ bỏ những gì cản trở cho sứ mạng tông đồ để con luôn sẵn sàng lên đường loan báo Tin Mừng cho anh em.

 

Đèn lồng đỏ "XÂM NHẬP" vào Nhà thờ

 


Chào quý vị và các bạn trong buổi hôm nay! Hôm nay, chúng ta sẽ khám phá một phần của văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam thông qua một đối tượng đặc biệt - Đèn Lồng Đỏ.

Đèn Lồng Đỏ không chỉ là một đối tượng trang trí, mà còn là biểu tượng của niềm tin và tâm linh trong văn hóa Trung Quốc. Từ việc xâm nhập từ Trung Quốc, chúng ta có thể thấy rõ ý nghĩa của nó trong tín ngưỡng dân gian và nghệ thuật trang trí.

5 phút lời chúa - tháng 1/2024

 

01/01/24 THỨ HAI CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GS
Đức Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa
Ngày cầu cho hoà bình thế giới
Lc 2,16-21

 

GHI NHỚ VÀ SUY GẪM

Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. (Lc 2,19)

Suy niệm: “Những kỷ niệm ấy” đối với Đức Ma-ri-a cho đến lúc này là gì, nếu không phải là những điều kỳ diệu Mẹ đã đón nhận trong ngày thiên sứ truyền tin? Thế nhưng cũng từ đó, xảy đến biết bao sự cố phiền muộn và hiểm nguy nữa, trái ngược với những gì đáng mong đợi từ hồng ân được làm Mẹ Thiên Chúa. Thật vậy, “Con Đấng Tối Cao” sao lại lang thang vô gia cư ngay tại quê hương mình? “Ngai vàng vua Đa-vít” sao lại là máng cỏ hang lừa?!! Giờ đây, Mẹ lại nghe các người chăn chiên kể lại điều mà họ nghe thiên sứ “nói về Hài Nhi”: “Đấng Ki-tô, Đức Chúa” hiện thân nơi “một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” (Lc 2,12). Trước những sự kỳ diệu đan xen với nghịch cảnh ấy, Đức Ma-ri-a, là Mẹ Thiên Chúa, với tâm tình của người nữ tỳ khiêm tốn, chỉ biết “ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng”.

Mời Bạn: Như lời Thánh vịnh: “Kìa vực thẳm kêu gào vực thẳm” (Tv 41,8), thánh ý Chúa thật kỳ diệu khiến chúng ta chưa hiểu thấu mầu nhiệm này của Ngài thì những mầu nhiệm khác lại mở ra còn sâu thẳm hơn. Trong đời của bạn cũng diễn ra những điều rất đỗi bình thường nhưng lại chứa đựng biết bao diệu kỳ Chúa thực hiện nơi bạn. Bạn có thể khám phá và chiêm ngưỡng những mầu nhiệm ấy khi bạn bắt chước Mẹ Ma-ri-a “ghi nhớ những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng.”

Sống Lời Chúa: Bạn dành thời gian mỗi ngày để suy gẫm điều kỳ diệu Chúa làm nơi bạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, linh hồn con ngợi khen Chúa, vì Chúa đã thực hiện cho con biết bao điều cao cả. Amen.

Hợp xướng - NOEL MÙA HỒNG ÂN - Ngọc Linh pdf

ĐK: Noel, Noel! Mùa hồng ân tràn lan đất trời. Noel, Noel! Mùa cứu rỗi đến cho mọi người. Noel, Noel! Mùa sao sáng rực rỡ lên ngôi, mùa Giáng Thế tiếng hát tinh khôi, mùa xuân mới chứa chan niềm vui 
 1/ Vì Người đến, Người đến chia sớt đơn côi. Vì Người đến, Người đến dẫn lối lên trời. Nào vui lên hợp dâng muôn khúc tân ca. Mừng Người đến, Người đến sống giữa chúng ta 

 2/ Vì Người đến, Người đến gánh lấy thương đau. Vì Người đến, Người đến thắp sáng hy vọng. Nào vui lên trời đất chung tiếng ca vang, mừng Người đến sưởi ấm thế gian giá băng

HỢP XƯỚNG - CHÚA RA ĐỜI pdf

 


ĐK:
(Đêm thâu gió vi vu lùa trong sương gió âm u, lùa đêm đông) 
Lung linh ánh trăng sao bừng lấp lánh chiếu đêm đen màn sương mờ 
(Canh khuya nửa đêm trong chuồng bò cỏ rơm hôi hám, trong hang đá thấp hèn, một Hài Nhi (là) vừa giáng sinh). 
Canh khuya giữa nửa đêm trong chuồng bò cỏ rơm hôi hám. 
Đấng Cứu Tinh vừa hạ sinh. Chúa giáng sinh tong cảnh cơ hàn. 
Bêlem (Giữa đêm đông buồn) trong cánh đồng hoang (Gió lùa tăm tối) Bêlem (tuyết lạnh đìu hiu) là nơi Chúa ngự cô đơn.

1. Đêm nay đêm bình an, đêm nay đêm hồng phúc. Chúa giáng sinh cứu nhân loại, Chúa giáng sinh cứu nhân trần.

2. Đêm nay đất giao hòa trời bao la, tưng bừng hoan ca, không trung tiếng tung hô danh Thiên Chúa Ba Ngôi uy hùng.



5 phút lời chúa - tháng 12/2023

 01/12/23 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 24 TN

Lc 21,29-33

 

ĐỂ CHO “NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN”

“Khi thấy những điều ấy xảy đến, thì [anh em] hãy biết rằng Triều Đại của Thiên Chúa đã đến gần.” (Lc 21,31)

Suy niệm: Vào dịp cuối năm, người ta hay bàn tới những lời được cho là của các ‘nhà tiên tri’ về những diễn biến sắp xảy tới, đặc biệt về ‘ngày tận thế’. Lạ một điều là lời tiên báo về những biến cố ấy càng gây hoang mang lo sợ người ta lại càng tò mò thích nghe. Phúc Âm Lu-ca cho biết “những điều sẽ xảy đến” ấy báo trước ngày tận thế làm “người ta sợ hãi đến hồn xiêu phách lạc” (Lc 21,26). Nhưng đối với những môn đệ của Chúa, những biến cố đó không phải là lý do để kinh hoàng sợ hãi mà là dấu hiệu “Triều đại của Thiên Chúa đã đến gần” và Chúa Ki-tô sẽ trở lại trong vinh quang. Vì thế, họ vui mừng hy vọng, kiên vững sống công chính với tư thế “đứng thẳng và cất cao đầu lên” vì biết mình sắp được cứu chuộc (x. Lc 21,28).

Mời Bạn: Một khi quá đam mê những sự đời này, bạn sẽ sợ phải dứt bỏ chúng. Bạn sẽ càng sợ hãi hơn nữa khi thấy dấu chỉ Triều đại Thiên Chúa sắp đến nếu như bạn đang sống trong tư thế thù địch với Ngài. Ngược lại, khi bạn sống trong tình thân nghĩa thiết với Chúa, là xa lánh tội lỗi, luôn kết hiệp với Ngài, bạn sẽ được bình an và tràn đầy hy vọng khi Ngày của Chúa đến. Hơn nữa, mỗi khi bạn hành động theo Tin Mừng Chúa dạy, bạn đang góp phần làm cho thế giới này được tốt đẹp lên và như thế, Nước Chúa đã bắt đầu hiện diện trên trần gian này rồi.

Sống Lời Chúa: Tôi luôn xác tín sống theo lời thánh Phao-lô: “Phần anh em, hãy làm việc thiện không sờn lòng nản chí” (2Tx 3,13).

Cầu nguyện: Lạy Chúa là Cha chúng con, xin cho Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

 

Nguồn Gốc của Kinh Mân Côi

Trong tháng Đức Mẹ Mân Côi, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nguồn gốc và lịch sử hình thành của kinh Mân Côi và tràng hạt Mân Côi.



1. Nguồn gốc của Kinh Mân Côi

"Cám ơn Maria, Bà đã được ơn phúc; Chúa ở cùng Bà. Bà lạ thay hơn mọi người nữ, và Giêsu, hòa bình con Chúa, là trái tim của Bà. Santa Maria, Mẹ Thiên Chúa, cầu cho chúng con, kẻ có tội, lúc này và trong giờ lâm tử. Amen."

Kinh Kính Mừng là một phần quan trọng trong cuộc sống cầu nguyện, nền tảng cho sự tận hiến và lòng thành kính đối với Mẹ Maria. Được sử dụng hàng ngày, kinh này đem lại sự dễ đọc và nhớ, giúp tín hữu có thể kết nối với Mẹ Maria bất cứ lúc nào.

Phép lạ Đức Mẹ chữa lành tức khắc, y khoa không thể giải thích, cho một phụ nữ liệt giường ở Tiệp




Chúa Nhật 20 tháng 6, trung tâm hành hương Đức Mẹ Philippsdorf, tiếng Tiệp gọi là Poutní místo Filipov, đã mừng 30 năm mở cửa trở lại sau thời kỳ cộng sản.

Nhân dịp này Thụy Khanh xin gởi đến quý vị và anh chị em một vài nét về phép lạ Đức Mẹ chữa lành tức khắc cho một phụ nữ nằm liệt giường tại Tiệp. Đó chính là phép lạ đã dẫn đến việc xây dựng đền thánh Đức Mẹ Philippsdorf.

Trong suốt lịch sử, Giáo Hội rất thận trọng trong việc nhìn nhận các cuộc hiện ra. Lý do phải thận trọng là vì rất nhiều các cuộc hiện ra được đính kèm với các thông điệp. Có những thông điệp phù hợp với đức tin Công Giáo, hướng dẫn các tín hữu sống tốt lành, và làm thế nào để trở nên gần gũi hơn với Chúa Kitô. Nhưng cũng có cả các “thông điệp” đưa ra những điều kỳ quái trái nghịch với đức tin Công Giáo, những lời tiên tri về thời sau hết, sự trở lại trái đất của các vật thể lạ, một số điều rất điên rồ, nên Giáo Hội cần phải tìm hiểu xem những điều nào có thể trở thành một vấn đề đối với các tín hữu hoặc đi ngược lại đức tin và luân lý và thực hiện các điều chỉnh về mục vụ.

91 Phép lạ của Đức Mẹ Maria

 Thánh Alphonsô de Liguori ghi lại những truyện tích dưới đây về Trinh Nữ Maria và sự cầu bầu của Người (trích từ The Glories of Mary), do chính ngài là tác giả:



1. Một người đàn ông người Đức đã dấu tội. Một đằng ông không muốn xưng tội này, nhưng đằng khác ông lại không thể tiếp tục chịu nổi sự cắn rứt của lương tâm. Do đó, một ngày kia ông muốn trầm mình tự tử. Ngay lúc sắp sửa thực hiện ý định thì ông ngừng lại, khóc lóc xin Chúa tha cho mà không bắt ông phải xưng tội ấy ra.


Một đêm, khi đang ngủ thì bỗng có ai đánh thức: “Con phải đi xưng tội.” Ông ta đi đến nhà thờ, nhưng bỏ về. Đêm thứ hai, ông lại nghe ai thôi thúc như đêm trước. Khi đến nhà thờ, ông nghĩ thà chết còn hơn phải xưng cái tội ấy ra. Khi sắp sửa rời nhà thờ thì bỗng dưng ông có ý tưởng ghé qua tượng Mẹ Maria cầu nguyện. Trước khi qùy gối trước tượng Mẹ thì ông thấy thay đổi hoàn toàn. Đứng bật dậy, ông chạy tìm cha giải tội và khóc thảm thiết. Nhờ hổng ân của Mẹ Thiên Quốc, ông đã xưng hết các tội. Sau đó, ông cho biết là ông cảm thấy hạnh phúc như đã có trong tay tất cả kho tàng trên thế gian.

Phép lạ: Tượng Mẹ Maria khóc ra Máu, chữa khỏi bệnh nan y


 

Được tạo ra vào những năm 1960 bởi một người thợ chạm gỗ, bức tượng Đức Mẹ đồng trinh Maria đứng lặng yên nhiều năm trời trong nhà nguyện của một tu viện tại thị trấn Akita ở phía tây bắc Nhật Bản. Ngày nay, bức tượng và nhà nguyện nhỏ này trở nên nổi tiếng thế giới với sự hiển linh và khả năng chữa bệnh kỳ diệu của Đức Mẹ.

Bắt đầu vào năm 1973, bức tượng gỗ đặc rắn này đã nhỏ lệ, đổ mồ hôi, thậm chí chảy máu. Tượng thậm chí còn chữa trị cho một bà xơ bị điếc và một vị khách bị u não. Các nhà khoa học chưa thể đưa ra cách giải thích hợp lý cho điều này. Các chức sắc Công giáo đã công nhận tượng Đức Mẹ ở Akita là một phép màu, tuy rằng còn do dự.

34 CÂU CHUYỆN VỀ PHÉP LẠ CỦA MẸ MARIA


 34 CÂU CHUYỆN VỀ MẸ MARIA


1. NHẸ NHƯ BÔNG

Năm 1240 quân Mông cổ hung hãn tiến quân chiếm phá biên giới nước Nga, đối phá nhà thờ và làng mạc không tiếc tay. Nhà Dòng thánh Giacintô đang ở cũng bị uy hiếp nặng nề. Các thầy giục cha thánh Giacintô trốn thoát ngay kẻo nguy cho tính mạng. Thánh nhân bình tĩnh vào nhà nguyện lấy bình đựng Mình Thánh đem đi theo mình, khi ngang qua tượng Đức Mẹ, ngài thầm nghĩ: “Nếu để Mẹ ở lại thì thế nào quân giặc cũng xúc phạm tới, mà đem đi thì. . . nặng ơi là nặng, tượng Đức Mẹ bằng xi-măng to lớn, vì lòng mến yêu Đức Mẹ ngài nhất định đem tượng Mẹ đi theo và đến tận nơi giơ tay ôm choàng lấy tượng Mẹ ôm đi.


Ôi, quyền phép Mẹ vô song. Mẹ đã làm cho tượng trở nên nhẹ nhàng ôm đi như ôm một bó bông vậy. Thế là một bay bế Chúa một tay ẵm Đức Mẹ, Thánh Giacintô đã tiến qua quân giặc vô sự. Ra tới bờ sông, thuyền bè không có mà cứ tin vào Mẹ, thánh nhân bước trên mặt nước tiến về nhà dòng tại Cracôvie. Bấy giờ đặt tượng Mẹ xuống, pho tượng lại trở nên nặng như cũ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT NỔI BẬT