TRỰC TIẾP

THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B | 17:30 NGÀY 5-5-2024 | TRUNG TÂM MỤC VỤ TGPSG

XIN GIÚP XÂY DỰNG NHÀ THỜ

* Xin giúp xây dựng nhà thờ Họ đạo Chợ Lách - Giáo phận Vĩnh Long
* Xin giúp xây dựng nhà thờ Bảo Thạnh - Giáo phận Vĩnh Long

BÀI VIẾT MỚI

Xin giúp xây dựng nhà thờ Họ đạo Chợ Lách - Giáo phận Vĩnh Long



 

 

 Thông tin liên hệ trực tiếp:

Địa chỉ: Số 182/18B Khu phố 2 Thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre ( Bản đồ )

Chánh xứ: Linh mục Laurent. Nguyễn Thanh Dũng

Tel & Zalo: 0944.161.078 - Email: laurenttam@yahoo.com

Số tài khoản: 070115544924 - Nguyễn Thanh Dũng - Ngân hàng Sacombank

Facebook Lm Dũng

Fanpage Giáo xứ Micae Chợ Lách


 ------------------------------------------------

Cập nhật hình ảnh xây dựng đến ngày 20.04.2024







------------------------------------------------

Cập nhật hình ảnh xây dựng đến ngày 18.10.2023



 ------------------------------------------------

Cập nhật hình ảnh xây dựng đến ngày 11.10.2023





 ------------------------------------------------

Cập nhật hình ảnh xây dựng đến ngày 22.05.2023




 ------------------------------------------------

Lược sử Giáo xứ Chợ Lách

. Thành lập họ đạo và xây dựng nhà thờ.

1. Giai đoạn sơ khai.

Trước năm 1930, dòng thầy giảng ở Cái nhum đến lập một nhà dạy bằng lá tại bờ kinh Chợ Lách, thuộc làng Sơn Định, như một địa điểm truyền giáo. Nhưng công việc truyền giáo chưa phát triển. Trong thời gian này có một số gia đình Công giáo từ các nơi khác đến sinh sống hoặc làm việc tại các công sở và một số nữ tu dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum đến làm việc tại nhà thương Chợ Lách.

1. Gia đình ông Antôn Huỳnh Văn Giáp (tự năm Bí) ở Phú Lộc, Kiến Vàng, Mỹ Tho đến sính sống bên cạnh nhà dạy.

2. Gia đình ông Gioan Baotixita Võ Văn Thiên từ họ Cái Nhum đến sinh sống trên đất của nhà thờ ở ấp Phụng Châu, làng Sơn Định, do gia đình ông Đôminicô Nguyễn Văn Kiêm hiến cho giáo hội năm 1889 (họ Cái Nhum quản lý).

3. Gia đình ông Simon Dương Văn Tiên từ họ Cái Nhum đến sinh sống gần cầu chang cháng, ấp Phụng Châu, làng Sơn Định.

4. Gia đình ông Phêrô Nguyễn Văn Luông (phán Luông) làm việc tại nhà giây thép, huyện chợ Lách.

5. Gia đình bà Anna Nguyễn Thị Sương (mụ Sương) quê quán tại Vĩnh Long làm việc tại nhà thương Chợ Lách, cùng với hai nữ tu Mến Thánh Giá Cái Nhum là Maria Nguyễn Thị Thủy và Maria Nguyễn Thị Trung.

2. Ngày chính thức thành lập họ đạo.

Năm 1930, ông Michel Nguyễn Hữu Mỹ, quê quán tại Bến Tre, làm tri phủ huyện Chợ Lách, ngoài công việc hành chánh, kiến thiết công sở, bệnh viện, trường học, nhà mồ côi, nhà dưỡng lão ... Ông đã cùng với cha sở họ Cái Nhum là linh mục Phaolô Trần Công Thắng đứng ra xây dựng ngôi Nhà thờ đầu tiên của họ đạo theo kiểu gothique, với một tháp chuông ngay trước cửa chính, cao khoảng 20m (trên nền Nhà thờ hiện nay).

Ngày 29 - 9 - 1930, lễ kính Tổng lãnh thiên thần Micae, Đức giám mục Sài Gòn là Đức cha Isidore Đượm (tên thật là Dumortier) đã đến chủ tọa lễ khánh thành Nhà thờ. Sau khi làm phép Nhà thờ và tháp chuông, ngài đã làm phép hai tượng tổng lãnh thiên thần Micae, một tượng đặt trước tháp chuông.

Từ ngày vui mừng này, Họ đạo Chợ Lách được chính thức thành lập và trở thành họ nhánh của Họ đạo Cái Nhum, nhận tổng lãnh thiên thần Micae làm bổn mạng Nhà thờ.

Ngày lễ khánh thành được tổ chức rất long trọng và vui vẻ. Nhiều người từ các nơi tới dự tiệc đặc biệt là gia đình ông Nguyễn Văn Cẩm, người đã hiến đất để xây dựng Nhà thờ và làm đất thánh.

3. Xây dựng Nhà thờ thứ hai.

Vào năm 1970, ngôi Nhà thờ đầu tiên đã xuống cấp, linh mục Phêrô Trần Hữu Dư đã cùng với quý chức và giáo dân xây dựng lại ngôi Nhà thờ mới ngay trên nền ngôi Nhà thờ cũ. Khi xây dựng Nhà thờ có nhiều người không công giáo đến phụ giúp.

II. Hoạt động sau ngày thành lập.

1. Lớp giáo lý.

Sau ngày khánh thành Nhà thờ, nhiều người xin nhập đạo. Thầy Antôn Nguyễn Tri Thiên, là đại chủng sinh, quê quán tại họ Cái Tắc, được mời đến để dạy lớp giáo lý đầu tiên. Vì chưa kịp xây dựng trường học, nên thầy Thiên dạy giáo lý ngay trong Nhà thờ vào mỗi buổi chiều.

Thầy Thiên dạy một thời gian rồi bị bệnh. Thầy chết tại Chợ Lách và chôn tại Cái Tắc. Thầy Herménégilde Nguyễn Văn Hiệu, dòng thầy giảng Cái Nhum được mời đến dạy tiếp tục (năm 1950, dòng thầy giảng Cái Nhum đổi thành dòng Kitô Vua Cái Nhum).

Ngày 25 và ngày 29 - 9 - 1931, lễ kính Tổng lãnh thiên thần Micae, bổn mạng của Nhà thờ, kỷ niệm một năm ngày thành lập Họ đạo, nhiều gia đình được lãnh bí tích rửa tội và hôn phối, danh sách như sau:

  1. Gia đình ông An tôn Bùi Văn Biên.
  2. Gia đình ông Giacôbê Nguyễn Văn Son.
  3. Gia đình ông Phêrô Nguyễn Văn Hương.
  4. Gia đình ông Laurensô Mã Văn Cam.
  5. Gia đình ông Antôn Huỳnh Văn Giáp.
  6. Gia đình ông Phêrô Nguyễn Văn Dực.
  7. Gia đình ông Phaolô Nguyễn Văn Hoài.

2. Thánh lễ.

Mỗi ngày Chúa nhật, các linh mục ở họ đạo Cái Nhum lên dâng lễ. Thỉnh thoảng có các linh mục phó đến ở hẳn cả tháng để dâng lễ hằng ngày và dạy giáo lý, đặc biệt là giáo lý Thêm sức, như linh mục Phêrô Lê Văn Tý, Phêrô Nguyễn Văn Chính ... Đầu năm 1946, khi Đức giám mục Phêrô Ngô Đình Thục về tạm trú tại họ Cái Nhum, ngài đã đến dâng lễ nhiều ngày Chúa nhật.

3. Núi Đức Mẹ.

Để tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, ông Michel Mỹ và linh mục Phaolô Thắng đã xây dựng một núi Đức Mẹ trước sân Nhà thờ về phía Nam. Mỗi ngày vào chiều tối, có một số giáo dân đến trước núi Đức Mẹ đọc kinh cầu nguyện. Thời Đức giám mục Raphae Nguyễn Văn Diệp và linh mục Tađêô Thiện quê quán tại họ Cái Nhum, còn là chủng sinh, các chủng sinh họ Cái Nhum thường có thói quen mỗi dịp nghỉ hè, đều đến hành hương một ngày trước núi Đức Mẹ để xin ơn bền đỗ trong ơn kêu gọi.

Khoảng năm 1967, núi Đức Mẹ bị hư hại, linh mục Phêrô Dư đã dựng tượng Đức Mẹ Fatima trước cổng vào Nhà thờ (nơi cây tùng hiện nay).

4. Nhà hát.

Ông Michel Mỹ đã xây dựng một Nhà hát trong sân nhà thờ về phía Bắc để cho giới trẻ sinh hoạt về văn hóa và tôn giáo. Ông thường tổ chức tuồng hát. Vào dịp lễ mừng Chúa giáng sinh, có các thiên thần bảo ... ban thánh ca cũng thường tập hát tại đây. Phía trước nhà hát là sân Tennis.

III. Hoạt động văn hóa.

Giáo hội luôn luôn quan tâm đến việc giáo dục đức tin và văn hóa. Vì thế, sau khi khánh thành Nhà thờ, linh mục Phaolô Thắng đã cho xây dựng một trường học bằng lá, gồm hai lớp ở phía Đông Nam Nhà thờ. Các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum được mời đến dạy văn hóa và giáo lý. Trước năm 1947, ngôi trường bị hư hại. Ông từ Micae Đỗ Văn Thống đã làm nhà trên nền trường.

Khoảng 1950, dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum đã xây dựng một trường sơ cấp ở phía đông bắc Nhà thờ. Sau năm 1975, nhà nước mượn làm nhà trẻ và hợp tác xã dệt chiếu. Năm 1990, nhà nước trả lại toàn bộ dãy nhà trên đây theo hợp đồng.

Năm 1969, linh mục Phêrô Trần Hữu Dư đã xây dựng trường trung học Nguyễn Trường Tộ, sau đổi là trường Thánh Mỹ Sơn (st. Michel), ở phía đông nam Nhà thờ. Sau năm 1975 nhà nước mượn làm trường mẫu giáo cho đến ngày nay.

IV. Đất thánh và xóm đạo đầu tiên.

Khu đất thánh rộng năm công ở phía đông Nhà thờ. Từ năm 1930 - 1947, có nhiều gia đình sinh sống chung quanh khu đất thánh, lập thành một xóm đạo, gồm có:

1. Phía đông khu đất thánh:
1. Gia đình ông Phêrô Đào Văn Ngói, quê quán tại Cái Nhum (làm từ đầu tiên).
2. Gia đình ông Phillipphê Phạm Văn Thưởng (quê ở miền Trung).
3. Gia đình bà tư Huê.

2. Phía nam khu đất thánh.
4. Gia đình ông Phêrô Nguyễn Hữu Dực.
5. Gia đình ông ba Huyền.
6. Gia đình bà năm Dụng.
7. Gia đình bà năm Sức.
8. Gia đình ông Lê Văn Ở.
9. Gia đình ông Marcô Lê Văn Đẩu (mười một).

3. Phía tây khu đất thánh.
1. Gia đình ông Micae Đỗ Văn Thống.

Năm 1947, các gia đình trên đây tự ý di chuyển đi nơi khác vì lý do chiến tranh ... Con cháu của những gia đình trên đây hiện còn sống, là những nhân chứng, gồm có:

2. Ông Micae Nguyễn Hữu Đức - ấp Long Tân, Sơn Định.
3. Bà Monica Nguyễn Thị Lân - ấp Long Tân, Sơn Định.
4. Bà Maria Lê Thị Mai - khóm 1 thị trấn Chợ Lách.
5. Bà Matta Lê Thị Mỹ - khóm 1 thị trấn Chợ Lách.
6. Ông Lê Quang Minh - hưu trí tại Sài Gòn.
7. Bà Maria Madalena Lê Thị Mai - khóm 3, thị trấn Chợ Lách.

Ngoài xóm đạo trên đây, còn nhiều gia đình sống rải rác như:
+ Trên khu đất Nhà thờ ở bờ kinh Chợ Lách (khóm 3) gồm có:
- Gia đình ông Phêrô Trần Văn Kiểu.
- Gia đình bà Elisabet Lê Thị Lụa (bà năm một xu)

+ Trên khu đất nhà thờ ở ấp Phụng Châu, Sơn Định gồm có:

  1. Gia đình ông Gioan Baotixita Võ Văn Thiên.
  2. Gia đình ông Simon Nguyễn Văn Phải.
  3. Gia đình ông Phillipphê Võ Văn Chính.

+ Gần cầu chang cháng, ấp Phụng Châu, gồm có:

  1. Bà Maria Nguyễn Thị Ngọc Hoa.
  2. Bà Anna Võ Thị Trí.

+ Tại bến phà chợ lách, gồm có:

  1. Gia đình ông giáo Carôlô Nguyễn Văn Khánh.
  2. Gia đình bà hai thợ Thiếc.

V. Số giáo dân và quý chức.

Số giáo dân thay đổi tùy theo thời kỳ.

Thời gian

Gia đình

Số người

Quý chức

1930 - 1947

30

120

3

1947 - 1950

6

20

2

1950 - 1975

40

150

4

1975 - 1980

59

348

4

1980 - 1990

91

468

5 + 4

1990 - 1995

97

331

6 + 4

VI. Tình hình sống đạo của giáo dân qua các thời kì.

1. Từ năm 1930 - 1947.

Sau ngày khánh thành Nhà thờ, họ đạo chính thức được thành lập, tinh thần sống đạo của giáo dân lên cao, việc đọc kinh, dự lễ, các lớp giáo lý sinh hoạt đều, nhiều người xin gia nhập đạo.

2. Từ 1947 - 1950.

Chiến tranh bùng nổ, xóm đạo sống chung quanh đất thánh tự động di chuyển đi nơi khác. Thời gian "gom đạo", Nhà thờ bị chiếm đóng. Mọi hoạt động đều ngưng trệ. Các linh mục không được đến dâng lễ, ngày Chúa nhật, một số giáo dân phải đến Nhà thờ Cái Nhum dự lễ. Tinh thần giáo dân bị thử thách. Nhiều người lo sợ và có một số người xa lìa Giáo hội.

Khi tình hình ổn định, Đức giám mục Phêrô Ngô Đình Thục đã đến làm phép Nhà thờ lần thứ hai.

3. Từ 1950 - 1975.

Sinh hoạt tôn giáo trở lại bình thường. Các hội đoàn được tổ chức: hội Phạt tạ, hội Legio Mariae, thiếu nhi thánh thể ... Số giáo dân tăng dần. Việc đọc kinh liên gia được tổ chức. Ngày lễ mừng Chúa giáng sinh được tổ chức long trọng. Việc rước kiệu Chúa Hài Đồng từ họ Cái Nhum lên Chợ Lách đã làm cho nhiều người lên tinh thần.

4. Từ 1975 - 1990.

Chiến tranh chấm dứt, nhiều gia đình trở về quê cũ. Các hội đoàn ngưng hoạt động. Tượng Đức Mẹ ở trước sân nhà thờ bị gẫy hai bàn tay, đã phải dời xuống để sửa chữa. Tinh thần giáo dân không ổn định.

Ngày 15 - 8 - 1976, linh mục phó xứ Cái Nhum là Giuse Hoàng Kim Đại được Đức giám mục cử làm chánh sở họ Chợ Lách. Tinh thần giáo dân được nâng đỡ. Các lớp giáo lý, các lớp bồi dưỡng về Kinh thánh và Công đồng Vaticanô II được tổ chức và đặc biệt là Sắc lệnh Tông đồ giáo dân; nhờ đó, một số người đã ý thức nhiệm vụ tông đồ trong môi trường của mình. Tinh thần phục vụ lên cao. Tuy nhiên cũng có nhiều người, vì nhiều lý do, chưa tham gia các buổi học tập, nên chưa ý thức đúng vai trò của mình trong Giáo Hội.

Từ năm 1977 đến nay, hằng năm vào dịp lễ mừng Chúa giáng sinh, ban hát thánh ca và các cháu thiếu nhi đã diễn lại mầu nhiệm Chúa giáng sinh theo hình thức hoạt cảnh. Trong dịp này tinh thần của giáo dân nâng cao, và nhiều người không Công giáo cũng đến tham dự vui vẻ.

Ngày 27 - 8 - 1989, Đức giám mục Giacôbê Nguyễn Văn Mầu về thăm và ban bí tích thêm sức cho 62 người. Tinh thần giáo dân được khích lệ rất nhiều.

5. Từ 1990 - 1995.

Từ năm 1990, họ đạo chia làm 5 xóm, như ngôi sao 5 cánh, lấy Nhà thờ làm trung tâm. Ban quý chức được củng cố, hai tuần họp một lần sau Chúa nhật lễ sáng. Sau thời gian học tập về Sắc lệnh tông đồ giáo dân và hai sách giáo lý sơ cấp và trung cấp do linh mục chánh sở biên soạn, quý chức đã cùng với linh mục chánh sở quyết tâm xây dựng họ đạo theo nếp sống Cộng đồng và Huynh đệ, mọi người sẽ quan tâm đến nhau cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Tuy nhiên, vì tình hình kinh tế chung quá khó khăn, nên nhiều người đã phải tha phương cầu thực. Số giáo dân giảm.

Năm 1994, năm quốc tế gia đình, linh mục chánh sở đã biên soạn tài liệu hướng dẫn: Cầu nguyện, Lắng nghe, Chia sẻ và thực hành Lời Chúa để giúp giáo dân biết lắng nghe Lời Chúa trong khi cầu nguyện. Nhờ tài liệu này, một số người đã thường xuyên lắng nghe Lời Chúa để xây dựng gia đình hạnh phúc và tích cực tham gia vào công việc tông đồ.

Đầu năm 1995, Họ đạo chuẩn bị mừng kỷ niệm 65 năm thành lập họ đạo, bắt đầu bước sang một giai đoạn mới. Nhiều người đã phần khởi và tích cự tham gia vào việc trang trí trong Nhà thờ và trước sân Nhà thờ cho sạch đẹp. Đồng thời đi vận động mọi người đến dự thánh lễ tạ ơn sẽ tổ chức vào ngày 29 - 9 - 1995, lễ kính Tổng lãnh thiên thần Micae, bổn mạng của Nhà thờ.

VII. Các Giám mục và giáo phận.

1. Từ 1930 - 1938.
Họ đạo Chợ Lách thuộc giáo phận Sài Gòn.
Đức giám mục Isidore Đượm (tên thật là Dumortier) cai quản giáo phận Sài Gòn từ 1925 - 1940.

2. Từ 1938 đến nay.
Họ đạo Chợ Lách thuộc giáo phận Vĩnh Long.
Các giám mục cai quản giáo phận Vĩnh Long gồm có:
1. Phêrô Ngô Đình Thục (1938 - 1961).
2. Antôn Nguyễn Văn Thiện (1961 - 1968).
3. Giacôbê Nguyễn Văn Mầu (1968 - 1995).
4. Raphae Nguyễn Văn Diệp (1975 - 1995) (phụ tá)

Ngày 8 - 1 - 1938, giáo phận Sài Gòn cắt ba tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và hai quận thuộc tỉnh Cần Thơ là Cầu Kè, Trà Ôn và thành lập giáo phận Vĩnh Long.

 

 


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT NỔI BẬT