THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN

BÀI VIẾT MỚI

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ý NGHĨA SIÊU VIỆT CỦA KINH KÍNH MỪNG: MẸ MARIA LÀ HIỆN THÂN CỦA THIÊN CHÚA GIỮA LOÀI NGƯỜI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ý NGHĨA SIÊU VIỆT CỦA KINH KÍNH MỪNG: MẸ MARIA LÀ HIỆN THÂN CỦA THIÊN CHÚA GIỮA LOÀI NGƯỜI. Hiển thị tất cả bài đăng

Ý NGHĨA SIÊU VIỆT CỦA KINH KÍNH MỪNG: MẸ MARIA LÀ HIỆN THÂN CỦA THIÊN CHÚA GIỮA LOÀI NGƯỜI



Ý nghĩa thứ hai siêu việt hơn ý nghĩa thứ nhất. Trong mầu nhiệm Maria mà chúng ta đã biết nơi đây, Mẹ Maria là hiện thân của Ngôi Ba Thiên Chúa ở giữa loài người. Nên khi chúng ta đọc Kinh Mân Côi là chúng ta ca tụng Thiên Chúa trong Tình Yêu mà Người đã thể hiện giữa loài người nơi Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Ngôi Ba hiện diện giữa loài người trong xác thánh Maria để tỏ lộ Tình Yêu Thiên Chúa nơi Ngôi Hai nhập thể, hầu cho Tình Yêu Thiên Chúa được duy trì và tái sinh sự sống cho nhân loại trong chính Ngôi Hai và bởi Ngôi Ba.

 
- Đọc Kinh Kính Mừng là ta tha thiết xin ơn cứu rỗi:
 
Chúng ta đã biết rõ: sự sống của Ngôi Hai trong xác phàm được Phục sinh bởi Ngôi Ba. Vậy khi Ngôi Hai đã sống lại vinh hiển thế nào thì sự sống của loài người cũng được vinh hiển như vậy bởi Ngôi Ba. (Điều này lại nhắc chúng ta nhớ lại lời trăn trối trong phút cuối cùng của Chúa Ngôi Hai là loài người phải được tái sinh trong cung lòng Mẹ đồng trinh Maria). Thế nên trong ý nghĩa thứ hai của Kinh Kính Mừng, Mẹ Maria đã dạy loài người ca tụng tình yêu lạ lùng của Chúa, trong sự tái sinh sự sống cho chính nhân loại tội lỗi trong sự sống Đức Kitô, bởi Tình Yêu là Chúa Thánh Thần. Cùng với ý nghĩa này khi đọc Kinh Kính Mừng là chúng ta đã tha thiết xin được cứu rỗi bởi Tình Yêu Thiên Chúa trong nhân loại (s.đ.d trang 61-61).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT NỔI BẬT